Linh tinh lang tang

Những bài học từ Tam Quốc Diễn Nghĩa áp dụng vào đời sống thực tế

Những bài học từ Tam Quốc Diễn Nghĩa áp dụng vào đời sống thực tế.
1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy, CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè.
2. Kinh nghiệm của Gia Cát Lượng cho ta thấy: Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước.
3. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy: Nhảy việc quá nhiều sẽ dẫn đến không còn ông chủ nào dám nhận.
4. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.
5. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy: dù những chuyên ngành có học giỏi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế.
6. Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy: Trong công việc , nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, thì sẽ không có kết cục tốt.
7. Kinh nghiệm của Tào Tháo cho thấy: Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.
8. Từ cuôc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều có thể rút ra, đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời.
9. Từ gia đình Tư Mã ta thấy: đi làm thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty cho riêng mình.
10. Cuộc đời của Hoàng Trung cho ta thấy: tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.
11. Kết cục của Trương Phi cho ta thấy: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.
12. Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy: một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân mình.
13. Kinh nghiêm của Trần Cung cho ta thấy: ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn.
14. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy: đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua lại với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.
15. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy: chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được.
16. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy: trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương ngồi không, chẳng phải làm gì còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.
17. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.
18. Cái kết cuộc của Quan vũ cho thấy có tài mà tự cao tự đại, xem thường đối thủ tất sẽ thua.
19. Trung thành và tài ba như Triệu Vân cho thấy đến già vẫn được trọng dụng.
20. Trường hợp của Tôn Quyền cho ta thấy làm chủ không cần giỏi mà chỉ cần biết dùng người giỏi là được.
21. Trường hợp của Chu Du cho thấy ganh ghét đố kị và hãm hại người giỏi hơn mình chỉ chuốc họa vào thân thôi..
22. Trường hợp của Tư Mã Ý cho thấy kết quả của tính khiêm tốn và nhẫn nhịn chờ thời là chìa khóa của thành công.
23.Trường hợp của Tuân Úc cho thấy cho dù có tài nhưng thẳng thắn cương trực quá cũng không tốt.
24.Trường hợp của Tào Chân cho thấy, con ông cháu cha thì dù không có tài vẫn được trọng dụng, làm sai vẫn không sao.
25.Từ chuyện Khổng Minh vây giết Tư Mã Ý không thành vì trời mưa cho thấy, trước khi làm việc gì lớn thì phải coi dự báo thời tiết.
Đã đăng trên trang cá nhân ngày 12/06/2015

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.